#7 Influence Empire: Inside the Story of Tencent and China’s Tech Ambition

 Lâu lắm rồi mình mới đọc xong (tương đối trọn vẹn) một cuốn sách. Mình thấy cuốn này trên kệ bày sách mới của thư viện, ấn tượng khiến mình mượn sách là do cầm lên thấy rất nhẹ, mở ra sờ giấy rất thích và mùi rất thơm. Sau đó là sự tò mò về những Công ty Công nghệ của Trung Quốc.

Thời gian vừa rồi mình rất bận rộn nên chỉ tranh thủ đọc được khoảng 2 - 3 tiếng cuối tuần. Thời gian đọc nhiều nhất là trên máy bay, được khoảng 4 tiếng. Cuốn sách này cho mình góc nhìn khá thú vị về các Công ty Công nghệ lớn của Trung Quốc, điều mà mình rất ít khi biết hoặc quan tâm, vì không dùng các sản phẩm của họ. Đây là cuốn sách đầu tay của LuLu Yilun Chen, một nhà báo của Bloomberg. Mình khá thích cách viết của chị ấy vì từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và thường cung cấp nhiều thông tin, cho mình sự liên kết và có được góc nhìn toàn cảnh.

Điều mình thích:

  • Nhiều thông tin thú vị, cách viết khá logic

  • Từ ngữ đơn giản, giống như đọc một bài báo dài , khiến mình hiểu tương đối dễ dàng

Điều mình thấy khó khăn:

  • Tất cả các sản phẩm, Công ty được giới thiệu trong sách này mình chưa trải nghiệm, khiến việc đọc khó khăn hơn, liên tục phải liên tưởng xem nó giống với sản phẩm nào mình đang sử dụng.

  • Ngoài ra, tên của các nhân vận cũng khiến mình khó nhớ. Vì tác giả viết bằng tiếng Anh, mình phải tra từ đó trong tiếng Việt, và cũng có nhiều tên gần giống nhau khiến cho mình rất hay bị nhầm, không biết tác giả đang nói tới ai.

Dưới đây là liệt kê một số Công ty được nhắc đến trong sách, kèm theo tên của các CEO được dịch sang tiếng Việt sẽ giúp bạn đọc và hiểu dễ dàng hơn. Lưu ý rằng đây là so sánh chủ quan, thực tế mô hình vận hành có thể sẽ có nhiều khác biệt.

  • Tencent = VNG (Zalo, Zing…) - Mạng xã hội (WeChat, QQ), trò chơi trực tuyến, thanh toán điện tử… - Pony Ma (Mã Hóa Đằng)

  • Alibaba = Shopee, Lazada, Tiki - Thương mại điện tử (Taobao), thanh toán điện tử (AliPay) - Jack Ma (Mã Vân)

  • Baidu = Google - Công cụ tìm kiếm, AI - Robin Li (Lý Ngoạn Hoành)

  • Meituan = Grab Food, Shopee Food - Dịch vụ giao đồ ăn, sau đó là đặt phòng khách sạn, vé xem phim… - Wang Xing (Vương Hưng)

  • Didi = Grab - Ứng dụng gọi xe - Cheng Wei (Trình Duy)

  • ByteDance - Tiktok - Zhang Yiming (Trương Nhất Minh)

Điều mình học được:

  • Sự chăm chỉ và tinh thần kiên định của người Trung Quốc.

  • Mọi đột phá về công nghệ đều bắt nguồn từ khoa học cơ bản. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều về con người, tập trung rất nhiều vào phát triển khoa học cơ bản hàng chục năm về trước.

  • Chính sách đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của một Quốc gia. Càng ngày mình càng thấy chính sách là thứ quan trọng hơn tất cả.

  • Ý tưởng chỉ là điểm khởi đầu, cái cuối cùng phải hướng tới luôn luôn là sản phẩm tốt và dịch vụ tốt. Để có được sản phẩm tốt và dịch vụ tốt thì cần có năng lực + tốc độ + phương thức vận hành hiệu quả. Rất nhiều Công ty trong cuốn sách này bắt chước cách làm của phương Tây, nhưng cách khiến họ thành công và đánh bật các Công ty nước ngoài khỏi thị trường Trung Quốc là nhờ sự chăm chỉ, hiểu rõ nhu cầu nội địa, làm mọi thứ với tốc độ cực kỳ ấn tượng.

  • Hiểu được văn hóa luôn luôn là một lợi thế cực kỳ lớn. Một ví dụ trong sách về thời kỳ mà nhắn tin rất tốn kém những năm 2010, khi đó WhatsApp ra mắt và mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, với những người dùng lớn tuổi ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục thì WhatsApp rất khó dùng và họ từ chối sử dụng vì gõ tiếng Trung khó hơn rất nhiều khi gõ tiếng Anh. Và thế là năm 2011, một ứng dụng Talkbox của một cậu sinh viên 21 tuổi Heatherm Huang ra đời với tính năng push-to-talk (chỉ cần ấn nút và nói) mà chúng ta thấy quen thuộc trong hầu hết các ứng dụng nhắn tin hiện tại. Ứng dụng đó được Tencent đề nghị mua lại nhưng Huang không đồng ý. Cuối cùng thì Tencent và rất nhiều đối thủ khác đã bắt chước tính năng của Talkbox và thành công rực rỡ.

Một số đoạn mình thích trong sách:

  • “Yes, Tencent was bad with UI at the time and their service had a lot of bugs, but they were fast, and being able to provide something is better than not having anything”

  • “Wang Xing says they won reliable technology that helps optimise routes and track riders in real time. He had few issues about copying other companies, labelling Facebook a copycat as well. By his logic, only the businesses with the best services can win because that’s what customers care about. Not innovation.”

  • “Text messages were expensive in Hong Kong around 2010, costing 13 cents each. WhatsApp, which was created a year earlier, was an instant hit…For the older generation in Hong Kong and mainland China, WhatsApp was hard to use and many refused to type on small screens, an opportunity for smaller, locally savy competitors.

  • “The fast-paced evolution of Mini Programs underscores a key to WeChat’s success: upgrade incrementally and move fast. One WeChat employee told me that his team pushes out small changes almost every two weeks.”

  • “WeChat’s welcome screen, which shows a silhouette of a lone person looking up at a vast depiction of planet earth… ‘every time you see tha loading page of WeChat, you’ll think, “what is this person doing? What is he doing in front of planet Earth?”

    WeChat home screen
    Màn hình đăng nhập của WeChat

Tóm lại, đây là một cuốn sách khá thú vị, nó mở ra cho mình một bức tranh tích cực hơn về đất nước láng giềng có rất nhiều điểm chung với chúng ta từ văn hóa tới con người.

Comments

Read more

Useful L&D resources

Power Automate - Flow gửi thư mời tự động sau khi học viên đăng ký qua Microsoft Form

My bookmarks 2023

Quick insert in Goolge Docs

English #5: Some vocabulary for writing report

English #7: How to speak - Patrick Winston

Mấy trang đầu cuốn Van Gogh

[Review] Dặm đường tôi đi - Võ Quang Huệ

Các lỗi ngụy biện khi đưa ra feedback

Kinh nghiệm phỏng vấn Samsung