Cách viết mục tiêu đào tạo

 Phần đầu tiên xuất hiện trong mọi khóa học mà bạn tìm trên Coursera, Udemy... luôn là mục tiêu đào tạo. Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy các mục tiêu đó thường có cùng một cách viết. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ ngắn gọn cách viết mục tiêu đào tạo.

Việc đầu tiên mình làm khi nhận được một yêu cầu/ nhu cầu nào đó từ stakeholders là phân tích nhu cầu (trong rất nhiều trường hợp, đào tạo không giải quyết được vấn đề, nhưng stakeholders lại thường nghĩ đó là giải pháp).

Sau khi xác định được nhu cầu, nếu thực sự cần phải tổ chức một khóa học hay một chương trình (gồm nhiều nội dung chứ không đơn thuần là một khóa học) thì việc đầu tiên cần làm sẽ là xác định mục tiêu đào tạo. Mục tiêu này sẽ cần được thống nhất với stakeholders trước khi đi vào các bước tiếp theo. Lý thuyết là vậy, nhưng có thể stakeholders sẽ không hiểu về cách làm của L&D, có thể họ sẽ cho rằng bạn làm phức tạp vấn đề, tốn thời gian hoặc đơn giản là yêu cầu bạn đưa ra nội dung định dạy, cho họ tên giảng viên và thời gian, địa điểm học. Nhưng bạn sẽ cần phải kiên nhẫn giải thích, và vững chắc với quyết định và tư vấn của mình, và cần thống nhất mục tiêu đào tạo trước khi tốn thời gian thiết kế ra nội dung không thực sự giúp được gì cho họ.

Cách đây 1 năm, khi làm việc ở Shopee, mình còn không biết cách viết learning objectives sao cho hiệu quả, mà chủ yếu bắt chước lại cách viết trên Coursera. Tới một hôm, Kiều, đồng nghiệp của mình góp ý về mục tiêu mình viết cho một khóa học. Nhờ Kiều mà mình tìm hiểu kỹ hơn và học cách viết mục tiêu hiệu quả. Theo mình thì mục tiêu đào tạo hiệu quả cần đáp ứng được 3 tiêu chí:

  1. Có tính hành động
  2. Có thể đo lường được
  3. Ngắn gọn, súc tích

Để đáp ứng được 3 tiêu chí trên, bạn cần xác định được cấp độ mà học viên cần đạt được sau khóa học, từ đó xác định các hành động cụ thể thông qua các động từ. Thang Bloom (Bloom's Taxonomy) là mô hình rất đơn giản, hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Bước 1: Xác định cấp độ mà bạn mong muốn học viên đạt được sau khóa học.

Mô hình quen thuộc với dân L&D đó là thang đo Bloom, như hình dưới đây.

Bloom's taxonomy - Cornell University

Trên thang này, bạn có thể thấy mức độ phức tạp tăng dần của kỹ năng từ dưới lên trên: nhớ - hiểu - vận dụng - phân tích - đánh giá - sáng tạo. Có những chương trình chỉ cần giúp học viên đạt tới cấp độ nhớ (thậm chí không cần hiểu), chỉ cần nhớ và làm theo, ví dụ như đào tạo mass về quy định trang phục chẳng hạn (nếu hiểu thì tốt, không thì chỉ cần nhớ quy định và làm theo). Nhưng có những chương trình phải giúp học viên đạt đến cấp độ áp dụng, thậm chí sáng tạo ra gì đó mới (mình chưa có cơ hội giúp được học viên đạt tới cấp độ này). Điều đó không có ngĩa những level thấp hơn là không quan trọng hoặc có giá trị thấp nhé, vì nếu không nhớ, không hiểu thì khó mà áp dụng hay sáng tạo được. Nói về Bloom thì cũng là cả một chủ đề lớn rồi, mình không bàn sâu ở đây.

Bước 2: Chọn động từ tương ứng với từng cấp độ để viết mục tiêu.

Bạn có thể sử dụng các động từ trong bảng dưới đây (mình giữ nguyên tiếng Anh, đây đều là các từ đơn giản, bạn tự dịch được):

Knowledge
Comprehension
Application
Analysis
Synthesis
Evaluation
Match
Extend
Illustrate
Experiment
Manage
Interpret
Memorize
Interpret
Manipulate
Inspect
Organize
Judge
Name
Paraphrase
Modify
Question
Plan
Measure
Recall
Predict
Sketch
Test
Prepare
Rate
Recognize

Solve

Propose
Revise
Reproduce

Use

Setup
Select
Select





State


Lưu ý: nên tránh sử dụng những động từ mơ hồ, kiểu như Understand (vì bạn đâu biết được như thế nào là hiểu?)

Bước 3: Viết mục tiêu đào tạo.

Thông thường mình sẽ viết tối đa 3 mục tiêu, bắt đầu bằng template như sau:
"After participating in this program, participants will be able to + Verb + ..."

Ví dụ mình có một buổi đào tạo về kỹ năng thuyết trình. Trong đó, mình muốn học viên nhớ được 4 bước chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình; áp dụng được 3 kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thì mục tiêu của mình sẽ là:

Sau khi tham gia khóa học về kỹ năng thuyết trình, học viên có thể:

1. Gọi tên (recall) 4 bước chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình

2. Nhận diện (recognize) được tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

3. Áp dụng (apply) 3 kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể vào tình huống cụ thể.

Mong rằng bài viết ngắn này sẽ có ích cho các bạn làm L&D, hay cả các bạn đang cần viết mục tiêu cho một hoạt động, sự kiện nào đó.

Comments

Read more

[Review] Dặm đường tôi đi - Võ Quang Huệ

Power Automate - Flow gửi thư mời tự động sau khi học viên đăng ký qua Microsoft Form

Đi bơi

Buổi Training Online đầu tiên của mình dành cho các bạn sinh viên

My bookmarks 2023

Không khí lạnh tràn về

MIT Open Access

Inside out 2 - những mảnh ghép cảm xúc

My 2023 summany

My Bookmarks 2024